Sau khi ký kết hiệp định Paris năm 1973, chính phủ VNCH có kế hoạch xây dựng hậu chiến.
Năm 1973 , thân phụ tôi KTS Nguyễn Thụy cùng các KTS Hoàng Hùng và KTS Đào Trọng Cương soạn một bản “khai triển tổng quát nội dung cuốn sưu ký tài nguyên” về tỉnh Mỹ Tho.
Quyển sưu ký tài nguyên này là tài liệu cho các nhà quy hoạch sau này.
Khi quy hoạch người ta phải biết tường tận, có tài liệu về rất nhiều vấn đề.
Đây không phải là chuyện “đơn giản”.
Thí dụ như sau 1975 trong bầu không khí “thắng lợi”, TBT Lê Duẩn ra quyết nghị “gom tỉnh”.
Thế là “cứ thế mà gom”!
Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên thành Bình Trị Thiên, Quảng Nam , Quảng Ngãi thành vv.
Gom rồi tách!
Hiện tượng tỉnh nào cũng muốn có sân bay, hải cảng .. tỉnh nào cũng.. ngày nay vẫn xảy ra thường trực.
Quyển “sưu ký” này thể hiện cung cách chuyên nghiệp và bao quát.
Từ các tài liệu lịch sử, thủy văn, địa chất, văn hóa, tôn giáo.. cho đến những công tác cụ thể rất “tầm thường” như “học sinh tới trường bằng phương tiện gì?”.
Hiểu lịch sử, văn hóa.. người ta mới biết về đời sống dân cư, họ làm nghề gì , sống thế nào , kinh tế ra sao?
Hiểu tôn giáo người ta mới có thể bảo tồn di tích, quy hoạch mới cho chùa, nhà thờ vv.
Hiểu thủy văn, đia chất , thảo mộc .. người ta mới có thể quy hoạch thủy lợi, giao thông, canh nông vv.
Có biết sự phân bổ trường học, cơ quan, phương tiện giao thông .. người ta mới quy hoạch đường xá hữu hiệu..
Bởi thế , những thông tin tưởng chừng như xa, tổng hợp lại sẽ giúp cho nhà quy hoạch làm công tác của mình một cách hữu hiệu và có tầm nhìn dài hạn.
Bản sưu ký này do các kiến trúc sư thuộc lứa đầu tiên của Việt Nam, được đào tạo ở “trường mỹ Thuật Đông Dương” ( École des Beaux-Arts de l’Indochine ).
KTS Hoàng Hùng , Khóa 5 – 1935
KTS Nguyễn Thụy , Khóa 2 – 1932
KTS Đào Trọng Cương , Khóa 4 – 1934












